Hệ thống đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức e-KPI

Hiện nay có rất nhiều cơ quan, ban ngành thuộc khối tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đánh giá, xếp loại KPI của cán bộ, nhân viên bằng hệ thống phần mềm. Việc đánh giá này không chỉ đảm bảo tính chuẩn xác mà còn khiến các cơ quan, ban ngành dễ dàng hơn trong việc quản lý, đo lường hiệu quả công việc và chất lượng nhân sự. 
Hình thức quản lý, đánh giá và xếp hạng nhân viên các khối ban ngành nhà nước đã xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Trong đó điển hình nhất là Bộ TT&TT đã quy định tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ phải xây dựng KPI (chỉ số đo hiệu quả công việc) từ năm 2018 nhằm quản lý, so sánh và đánh giá hiệu quả các văn bản, chính sách đã ban hành. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá định kỳ và công bố kết quả đo lường một cách công khai. Có thể nói đây là việc làm đột phá rất đáng hoan nghênh của Bộ và hiện mô hình này đang được nhân rộng trong nhiều ban ngành. 
Vậy KPI là gì?
KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator. Nó chính là công cụ đo lường, là chỉ số hiệu quả, đánh giá chất lượng công việc. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu, chỉ tiêu định lượng cụ thể mà qua đó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của cá nhân, tổ chức hoặc bộ phận trong công ty/cơ quan.
Có thể có nhiều KPI cho một CSF (CSF là từ viết tắt của Critical Success Factor - Yếu tố chủ chốt tạo nên thành công) và không phải số liệu nào cũng được coi là KPI. Số liệu được coi là KPI phải mang ý nghĩa cốt yếu và ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng.
Từ những năm 1980, KPI bắt đầu được áp dụng tại Mỹ song phải đến năm 1992 chỉ số này mới được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Cho đến nay, đây là chỉ số đánh giá, đo lường hiệu quả công việc rất hữu ích không thể thiếu trong các cơ quan ban ngành. 
Hiệu quả của việc đánh giá KPI 
Việc đánh giá KPI cán bộ nhân viên thông qua phần mềm quản lý doanh nghiệp đem lại nhiều tiện ích. Nó chính là công cụ hiện thực hóa KPI của lãnh đạo. Với phần mềm này, các mục tiêu được quản lý, các chỉ số đo lường được giám sát kết quả và đo đạc theo từng chu kì (chu kì này có thể theo ngày, tuần, tháng, quý tùy theo từng công ty/doanh nghiệp).
Hệ thống đánh giá KPI giúp các tổ chức/doanh nghiệp:
- Đo lường hiệu suất làm việc của từng cá nhân, bộ phận.
- Thu thập các dữ liệu liên quan để đánh giá kết quả công việc.
Chỉ số KPI có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Nó hiện hữu ra trước mắt và là công cụ chứng minh năng lực cũng như phẩm chất của người thi hành công vụ. 
Trên cơ sở đánh giá KPI, các doanh nghiệp sẽ nắm được chất lượng công việc của từng nhân viên để từ đó có sự điều chỉnh, khuyến khích đồng thời tạo động lực và có chính sách giữ chân nhân tài, nhắc nhở những cá nhân, tập thể còn chưa cố gắng trong công việc.
Hệ thống đánh giá KPI đảm bảo tính chính xác và ngăn chặn tiêu cực trong khối ban ngành nhà nước
Việc áp KPI cho cán bộ nhân viên là hình thức phổ biến trong các cơ quan ban ngành hiện nay. Nó chính là công cụ đánh giá tương đối chính xác về năng lực và hiệu quả công việc của từng cá nhân. Việc làm này tạo ra nhiều giá trị to lớn như sau:
- Giúp chủ doanh nghiệp đánh giá thực chứng chất lượng công việc nhân viên thay vì đánh giá định tính như trước kia. Điều này sẽ tránh việc đánh giá cảm nhận mang tính chủ quan mà trước đây một số nơi thường dùng để trù dập, gạt bỏ nhân tài.
- Việc áp dụng KPI còn là căn cứ để người đứng đầu không thể thoái thác, đánh giá sai người lao động và buộc họ phải sử dụng đúng người, đúng nhân tài.
- Việc áp KPI sẽ ngăn chặn, tránh được chuyện mua quan bán tước trong hoạt động công vụ.
BTN Việt Nam hiện đang phân phối phần mềm đánh giá, đo lường hiệu quả cán bộ nhân viên trong khối ban ngành nhà nước thông qua chỉ số KPI. Phần mềm được nghiên cứu và phát triển bởi những nhà CNTT hàng đầu.